Tại sao mẹ nên tự làm đồ ăn vặt cho bé?

Những kẹo bánh bán ngoài thị trường thường có nhiều muối, đường, dầu mỡ, chất phụ gia. Do vị của chúng đậm nên sẽ làm cho trẻ có xu hướng thích đồ ngọt đậm. Đây là nguyên nhân dẫn đến béo phì. Để hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực ấy, các mẹ hãy dành thời gian vào bếp làm đồ ăn vặt cho bé yêu nhé!

1. Lợi ích của bữa phụ và đồ ăn vặt

  • Ăn bữa phụ để chống đói
    Ba bữa ăn chính mỗi ngày vẫn chưa đủ để cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ cho bé. Đối với các bé có dạ dày nhỏ thì thường nhanh no nhưng cũng rất nhanh đói sẽ khó mà chịu được đến bữa ăn sau nên bé cần được ăn vặt để lấp đầy khoảng trống trong bụng trước đã.
  • Giúp thư giãn tinh thần
    Trẻ em cũng cần nghỉ ngơi sau những giờ phút vui chơi; mất sức và bữa ăn vặt giúp cho bé thư giãn và tiếp thêm năng lượng. Hơn nữa, các bé dưới 3 tuổi thường có xu hướng bỏ mọi thứ nhặt được vào miệng nên ăn vặt sẽ cho bé cơ hội bỏ thứ gì đó vào miệng mà không phải bị phạt hay bị mắng.
  • Trải nghiệm bữa ăn bằng nhiều cách khác nhau
    Ở bữa ăn chính, bé được cho ăn bằng cách dùng thìa, muỗng hay đũa. Nhưng khi ăn vặt; bé được tự tay cầm và tiếp xúc trực tiếp với món ăn đó là cơ hội để bé có thể tự mình trải nghiệm các món ăn khác nhau.
  • Giúp trẻ nhỏ dễ dàng cai sữa hơn
    Nếu bạn không muốn bé ăn vặt; các bé sẽ chỉ có thể biết đến việc bú sữa mẹ hoặc bú bình mà cũng chẳng quan tâm đến những thứ khác. Những bữa ăn vặt sẽ giúp nhu cầu bú mẹ và uống sữa của bé giảm bớt cho tới khi việc cai sữa của bé thành công.

Trên thực tế, ăn vặt không phải là một thói quen xấu nếu mẹ biết áp dụng đúng lúc; sử dụng với liều lượng phù hợp. Những bữa ăn vặt cho bé không gần với các bữa ăn chính và cho bé nhai chậm khi ăn để không ảnh hưởng đến tiêu hóa và những nguy cơ xấu khác như béo phì hay tình trạng lười ăn bữa chính.

2. Tự làm đồ ăn vặt bữa phụ giúp đảm bảo sức khỏe

Những kẹo bánh bán ngoài thị trường thường có nhiều muối, đường, dầu mỡ, chất phụ gia. Do vị của chúng đậm nên sẽ làm cho trẻ có xu hướng thích đồ ngọt đậm. Đây là nguyên nhân dẫn đến béo phì. Để hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực ấy, các mẹ hãy dành thời gian vào bếp làm đồ ăn vặt cho bé.

Việc tự làm đồ ăn cho bé còn giúp chúng ta lựa chọn được những nguyên liệu tốt, đúng mùa, tươi ngon,… đặc biệt đồ ăn luôn được làm mới sẽ đảm bảo nhiều dưỡng chất, vitamin có trong thực phẩm.

3. Các món ăn được làm riêng theo sở thích và nhu cầu của từng bé

Mỗi bé sẽ có một sở thích ăn uống riêng mà chỉ có mẹ mới có thể hiểu rõ nhất, ví dụ như bé nhà An Trang thích ăn cà rốt, nên mình thường làm bánh có thành phần cà rốt trong đó, khi ăn mình giới thiệu với bé về thành phần mà bé thích có trong bánh, điều đó khiến bé thích thú và ăn được nhiều hơn.

Tùy vào lứa tuổi mà các bé có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau vì vậy cách chế biến cũng khác nhau. Các mẹ cần chú ý về khẩu phần ăn; chọn lựa nguyên liệu… phù hợp với từng độ tuổi của bé.

Các bé dưới 3 tuổi hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện, chúng ta nên chọn cho con những thực phẩm dễ ăn; mềm và đảm bảo an toàn. Từ 3 tuổi trở lên là thời điểm đến trường, là lúc các bé có cơ hội được ăn thử nhiều món ngon mới mẻ; lúc này các mẹ có thể chế biến nhiều loại thức ăn khác nhau để bé làm quen với nhiều thực phẩm và hương vị.

4. Gắn kết tình cảm mẹ con

Việc rủ bé tham gia giúp mẹ làm bánh là một ý tưởng tuyệt vời, việc này vừa giúp giới thiệu đến con những nguyên liệu tốt cho sức khỏe để các bé biết lựa đồ ăn tốt, vừa là giờ học sáng tạo, khám phá, luyện tập khả năng làm theo chỉ dẫn cùng các công thức làm bánh. Điều này sẽ khiến các bé thích thú và ăn ngon hơn nhất là khi được thưởng thức chính sản phẩm của mình làm ra.

Khi bé giúp đỡ mẹ các công việc bếp núc, bé sẽ hiểu hơn những vất vả, khó khăn của mẹ khi chuẩn bị món ăn, bé sẽ biết yêu thương mẹ hơn, trân trọng những món ăn, từ đó có ý thức tránh lãng phí đồ ăn.

Trong quá trình làm bánh cùng nhau, các mẹ và bé có thời gian để nói chuyện nhiều hơn, đây là cơ hội để bồi đắp tình cảm mẹ con tuyệt vời. Hãy hỏi bé về những sở thích, những người bạn ở trường của con, các mẹ cũng có thể chia sẻ thêm tới bé về bản thân mình. Khi mẹ con thấu hiểu nhau sẽ thêm yêu thương và hỗ trợ giúp đỡ nhau nhiều hơn. Lưu ý là khi nói chuyện với con các mẹ nên cố gắng giữ tư cách là một người bạn, không bắt lỗi hay chỉ trích uốn nắn con ngay thời điểm này nhé!.

5. Một số loại bánh đơn giản cho mẹ tham khảo

Bánh Gạo: Đây là loại bánh với nguyên liệu rất đơn giản và dễ làm. Bạn chỉ cần sử dụng bột gạo nhào nặn cùng với nước ép rau củ quả tùy theo ý thích rồi cho vào lò nướng. Mẹ và bé có thể tạo thành nhiều hình thù đáng yêu thật dễ dàng. Bánh xốp mềm với vị ngọt thanh tự nhiên cuốn hút mà ai cũng thích.

Bánh Dứa: Bánh vỏ mềm vàng ươm thơm bơ tạo bởi bột mì nguyên cám, chút bơ và đường bọc cùng nhân dứa chua ngọt là dứa tươi sên tay trên lửa nhỏ. Nhân dứa có thể mix cùng sữa chua hay phô mai tạo thêm hương vị cũng cực ngon. Sau khi tạo hình thì đem bánh nướng vừa chín tới, vỏ vàng đều là đạt yêu cầu.

Có rất nhiều món ăn mẹ có thể tự làm cho bé đơn giản, không cần đến lò nướng cầu kì vẫn rất ngon miệng. Mời các mẹ tham khảo công thức cùng bếp An Trang >>> Top 5 bánh ăn dặm tự làm không cần lò nướng

Xem thêm >>> Mẹ nên cho trẻ ăn dặm bằng hoa quả như thế nào?

Hy vọng với những chia sẻ trên đây các mẹ sẽ có thêm nhiều động lực để tự làm các món ăn ngon miệng cho bé và cả nhà. Nhưng nếu mẹ hơi bận rộn, muốn có nhiều thời gian chơi cùng con, chưa tự tin vào bếp làm các món ăn bữa phụ cho con thì đừng ngại liên hệ ngay với Bếp An Trang. Bánh Kẹo của bếp luôn làm mới hằng ngày hoàn toàn thủ công, đảm bảo chất lượng, không chất bảo quản phụ gia, an toàn cho hệ tiêu hóa của bé!

Bếp An Trang – Bếp của mẹ
Sản phẩm được làm bởi An Trang
Hotline: 088 622 88 87 | Facebook: Bếp An Trang

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng
Giỏ hàng của bạn hiện đang trống.