Vấn đề về cân nặng, dinh dưỡng cho bé luôn là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ có con nhỏ, nhất là những bé biếng ăn chậm lớn. Làm cách nào để giúp bé ăn ngon hơn? Các mẹ cùng đọc hết bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
1- Tìm hiểu về giai đoạn biếng ăn của bé
2 – Tại sao bữa phụ quan trọng với bé
3 – Giải pháp xóa tan nỗi lo bé biếng ăn chậm lớn
3.1. Cho trẻ ăn đúng bữa
3.2. Bổ sung đa dạng các món ăn cho bé
3.3. Cho con ăn cùng gia đình
3.4. Không cho trẻ vừa ăn vừa chơi và treo thưởng cho bữa ăn của con
3.5. Không uống nhiều nước trước và trong bữa ăn
3.6. Cha mẹ làm gương cho con
3.7. Không ép trẻ ăn
3.8. Cho bé khám phá đồ ăn
3.9. Kiên trì tập cho trẻ ăn món mới
4 – Tạo tâm lý thoải mái cho mẹ và bé là quan trọng
5 – Một số món ăn bữa phụ cho bé
1. Tìm hiểu về giai đoạn biếng ăn của bé
Hiện tượng biếng ăn ở trẻ nhỏ hình thành do rất nhiều nguyên nhân khác nhau và được phân loại thành 3 dạng chính là : biếng ăn sinh lý, biếng ăn tâm lý và biếng ăn bệnh lý. Trong các loại biếng ăn trên biếng ăn sinh lý là tình trạng biếng ăn phổ biến nhất hiện nay.
Biếng ăn được định nghĩa là tình trạng trẻ từ chối ăn, không hứng thú với ăn uống, ăn chậm và giảm vị giác, bữa ăn kéo dài quá 30 phút…. Trẻ gặp một trong những triệu chứng trên thì được gọi là biếng ăn.
2. Tại sao bữa phụ quan trọng với bé
Dù được gọi là bữa ăn phụ nhưng vai trò của các bữa ăn này không hề phụ. Bữa ăn này là trợ thủ hoàn hảo để mẹ tăng cường dinh dưỡng cho con, đặc biệt là ở những bé biếng ăn, suy dinh dưỡng.
Trẻ nhỏ có nhu cầu năng lượng đạt đến 2/3 nhu cầu năng lượng của người lớn nhưng dung tích bao tử lại nhỏ hơn rất nhiều. Vì vậy, trẻ không thể nạp đủ thức ăn so với nhu cầu năng lượng của mình chỉ bằng 3 bữa ăn như người lớn. Việc chia nhỏ 3 bữa lớn thành nhiều bữa nhỏ bao gồm các bữa chính và bữa phụ sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bé.
Hơn nữa, với các trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, những bữa phụ hợp lý có vai trò rất quan trọng. Bữa ăn phụ không những giúp đa dạng hóa khẩu phần ăn, đảm bảo nguồn dinh dưỡng dồi dào cho bé suy dinh dưỡng mà còn tạo ra sự khác biệt về khẩu vị làm bé thấy ngon miệng.
3. Giải pháp xóa tan nỗi lo bé biếng ăn chậm lớn
3.1. Cho trẻ ăn đúng bữa
Việc cho trẻ ăn không đúng bữa, ăn bất kể kỳ một lúc nào con thích sẽ tạo thói quen không tốt. Mẹ cần lên thời khóa biểu cho các bữa chính và bữa phụ hợp lý và giúp bé kiên trì ăn uống theo kế hoạch.
3.2. Bổ sung đa dạng các món ăn cho bé
Việc ưu tiên những món ăn mà trẻ thích sẽ giúp con ăn được nhiều hơn. Nhưng nếu cứ nuông chiều con và chỉ cho con ăn những món chúng thích sẽ vô tình khiến con bị thiếu dinh dưỡng. Mẹ nên kết hợp thực phẩm mà con thích với các loại thực phẩm khác để bổ sung dinh dưỡng đa dạng cho con. Mẹ cũng không nên cho trẻ ăn mãi món mà con thích. Bởi ăn nhiều một món liên tục cũng khiến trẻ ngán ngẩm và ăn kém đi.
3.3. Cho con ăn cùng gia đình
Nhiều gia đình không cho con ăn cùng cả nhà mà cho trẻ ăn trước bữa ăn. Việc này sẽ làm bé không học được thói quen ăn uống của người lớn, không cảm nhận được không khí bữa ăn của gia đình. Cho bé ăn cùng với các thành viên trong gia đình sẽ giúp con ăn ngon miệng hơn so với việc ăn một mình.
3.4. Không cho trẻ vừa ăn vừa chơi và treo thưởng cho bữa ăn của con
Việc bố mẹ dụ trẻ ăn bằng cách cho con vừa ăn vừa xem tivi, chơi đồ chơi hay đi ăn dong thực sự không hề giúp bé ăn nhiều hơn. Con sẽ quên mất nhiệm vụ chính của mình là ăn uống, chỉ chú tâm vào phim ảnh hay đồ chơi. Điều này sẽ khiến trẻ mất cảm giác ngon miệng, không cảm nhận được mùi vị của thức ăn. Về lâu dài sẽ làm cho trẻ không còn hứng thú với việc ăn uống nữa.
3.5. Không uống nhiều nước trước và trong bữa ăn
Dạ dày của trẻ còn nhỏ, uống quá nhiều nước trước hoặc trong bữa ăn sẽ khiến con bị đầy bụng và ăn ít đi. Vì vậy, trước và trong bữa ăn mẹ không nên cho trẻ uống nước hay sữa.
3.6. Cha mẹ làm gương cho con
Thói quen ăn uống của bé chịu ảnh hưởng rất nhiều từ gia đình. Mẹ thường xuyên ăn kiêng, ăn ít thực phẩm hay bố chỉ thích ăn những món chiên rán cũng tác động không nhỏ đến con. Vì vậy, để con bớt biếng ăn, bố mẹ cũng cần xây dựng và thực hiện chế độ ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng.
3.7. Không ép trẻ ăn
Nhiều bà mẹ suy nghĩ rằng trẻ ăn càng nhiều càng tốt và làm mọi cách để ép con ăn bằng hết mới thôi. Đây là hành động trái nguyên tắc về chế độ dinh dưỡng hợp lý của trẻ. Thêm vào đó, nó còn tạo ra áp lực khiến trẻ sợ ăn, biếng ăn hơn. Thay vì ép con ăn một lúc hết một khẩu phần lớn, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn để con đỡ cảm thấy sợ.
“Cha mẹ chỉ có thể là người chế biến và trình bày món ăn, còn quyền quyết định ăn bao nhiêu và cho dù là không ăn đi chăng nữa sẽ thuộc về trẻ”.
3.8. Cho bé khám phá đồ ăn
Trẻ nhỏ rất thích khám phá và đồ ăn cũng có thể trở thành một đối tượng để khám phá. Đừng vì sở thích và nguyên tắc của mình mà không cho trẻ khám phá món ăn. Hãy cho trẻ tự tay bốc thức ăn, đừng mắng con vì làm đồ ăn vương vãi. Bởi hương vị của món ăn không phải là điều duy nhất đối với trẻ. Hãy để cho con tìm thấy niềm vui thích trong từng bữa ăn. Trẻ ăn theo cách chúng muốn sẽ hào hứng hơn nhiều so với việc bị ép ăn theo khuôn phép.
3.9. Kiên trì tập cho trẻ ăn món mới
Nhiều bà mẹ lại chấp nhận giải pháp trẻ thích ăn gì thì chế biến món đó còn hơn là nấu món mới mà bé không chịu ăn. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Các mẹ hãy thật kiên trì bởi để bé thích ăn một thực phẩm mới không phải là ngày một ngày hai. Hãy bắt đầu từ từ, đừng ép trẻ ăn quá nhiều mà để trẻ ăn theo nhu cầu; lặp lại vào những ngày gần kề với số lượng tăng dần.
4. Tạo tâm lý thoải mái cho mẹ và bé là quan trọng
Hãy thư giãn và chắc chắn rằng bạn đang không quá áp lực cho chính mình và bé. Áp lực và gây áp lực chỉ khiến tình hình trở nên xấu hơn. Đôi khi trẻ không muốn ăn do tâm trạng không vui ăn không thấy ngon miệng hoặc cơ thể đang mệt mỏi. Điều chúng ta nên làm lúc này là tôn trọng con, không bắt ép con cũng không lấy đó để ép chính mình.
Chỉ khi tâm trạng thoải mái, những bữa ăn đến với bé bằng sự háo hức, hứng thú thì khi ăn bé mới thật sự cảm thấy ngon miệng. Sự vui vẻ tạo ra hoocmon oxitoxin cũng giúp những bữa ăn trở nên tuyệt vời hơn, bé có trải nghiệm tốt hơn và yêu thích các bữa ăn hơn.
Ăn uống là món quà không phải là nghĩa vụ. Hãy cho trẻ tự quyết định ăn cái gì và ăn bao nhiêu. Việc của chúng ta, các bậc làm cha mẹ là cung cấp nguồn thực phẩm đa dạng, tốt cho sức khỏe để bé khám phá. Nếu bé không ăn hết hoặc chưa muốn ăn hãy đợi đến bữa sau, khi đói bụng bé sẽ tự có nhu cầu.
5. Một số món ăn bữa phụ cho bé
Hoa quả, sữa chua, Smoothie và các loại bánh mềm cho bé là những bữa ăn phụ với nguyên liệu tự nhiên bổ sung nhiều dinh dưỡng tuyệt vời mà các mẹ có thể tùy ý lựa chọn thay đổi cho bé hằng ngày.
Hãy dành thời gian tự làm tại nhà hoặc mua sẵn tại các cơ sở uy tín, có cam kết chất lượng. Một số loại bánh ngon mềm cho bé luôn ra lò mới của Bếp An Trang mà các mẹ có thể tham khảo thêm cho con như:
Bánh Dứa: vỏ vàng ươm thơm bơ cùng tạo hình quả dứa trông thật xinh xắn và bắt mắt. Các bé sẽ thích mê bởi bất ngờ khi bên trong là nhân dứa chua ngọt, còn có thêm phiên bản mix sữa chua và mix phô mai cực ngon để đổi vị.
Bánh Pie Pie: với 3 hương vị là 3 màu sắc thật hút mắt các bé lấy cảm hứng từ chiếc bánh rán của chú mèo máy đáng yêu Doraemon. Bánh Pie Pie với nhân Pie dai dai cùng vỏ xốp mềm hoàn toàn làm từ nguyên liệu tự nhiên. Đặc biệt, với tạo màu từ cacao, vani dừa, hoa đậu biếc cho 3 phiên bản, không hề có chất tạo mà hay chất bảo quản, phụ gia.
Bánh Gạo Trái Cây: là loại bánh mềm thơm xôm xốp cùng tạo hình thanh dài dễ cầm nắm là đa dạng hương vị tạo bởi nước ép rau củ và trái cây tươi lên đến hơn 40% kết hợp cùng Bột Gạo tuyển chọn. Bánh Gạo tuy đơn giản nhưng cực dễ ăn, dễ nghiền lại bổ sung nhiều vitamin tự nhiên cho bé.
Về Bếp Bánh An Trang – Bếp bánh của mẹ với 100% các sản phẩm đảm bảo chất lượng và thơm ngon được làm handmade ngay trong ngày với nguồn nguyên liệu tự nhiên hữu cơ với mong muốn Gửi Trao Món Quà Sức Khỏe đến mọi nhà.
Bếp An Trang – Bếp của mẹ
Sản phẩm được làm bởi An Trang
Hotline: 088 622 88 87 | Facebook: Bếp An Trang